Đang online : 1
Số lượt truy cập : 101580
Phương pháp luận và cơ sở dữ liệu
   

 I. Lựa chọn phương pháp luận

Có rất nhiều phương pháp luận được sử dụng để đánh giá trình độ công nghệ, và cho tới thời điểm này vẫn chưa có một phương pháp luận thống nhất cho mọi nghiên cứu về công nghệ. Mỗi phương pháp luận đều có những ưu điểm nhược điểm riêng. Hơn nữa, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu của đề tài mà phương pháp này có thể ứng dụng tốt nhất cho đề tài này nhưng lại gặp khó khăn khi ứng dụng cho đề tài khác. Một cách khái quát xét các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, đã có tới 6 phương pháp luận được nghiên cứu và triển khai: Phương pháp tiếp cận công nghệ về mặt kinh tếPhương pháp tiếp cận theo quan điểm đầu vào và đầu ra của quá trình; Phương pháp chiết trung (Phương pháp dùng nhiều chỉ số kết hợp với đo lường công nghệ phân lậpPhương pháp đo lường công nghệ học (phân lập theo từng thành tố công nghệ)Phương pháp luận Atlas công nghệ; Phương pháp tiếp cận theo quan điểm quản trị chiến lược.(Sharif 1995).

Với dự án Đồng nai, với những mục đích nghiên cứu đã được thôngs nhất giữa Bộ KH và CN, Sở KH-CN tỉnh Đồng nai và trung tâm CRC, qua nghiên cứu, trao đổi với các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu, phương pháp luận được sử dụng cho dự án này là phương pháp Atlas công nghệ. Theo phương pháp này, để đo lường được hàm lượng công nghệ của một công ty, người ta dùng phương pháp trắc lượng công nghệ để đo lường mức độ đóng góp của 4 thành phần công nghệ trong một quá trình chuyển đổi xác định. Hệ số đóng góp của công nghệ (TCC) cho qúa trình chuyển đổi có thể được tính theo công thức sau:

TCC = Tbt. Hbh. Ibi. Obo

Trong đó T,H,I,O, tổ chức,là mức độ đóng góp riêng tương ứng của từng thành phần công nghệ: kỹ thuật, con người, thông tin. bt, bh, bi, bo là cường độ đóng góp của các thành phần công nghệ tương ứng. .Phương pháp luận như chúng tôi sử dụng là một bộ tài liệu hợp nhất, được xem như một công cụ hỗ trợ việc phân tích để đề ra và hoàn thiện các chính sách và kế hoạch phát triển công nghệ.

 II. Nội dung áp dụng phương pháp Atlas công nghệ cho dự án Đồng nai

Trên cơ sở của những yêu cầu về chuyên môn dự án đã thống nhất giữa Bộ Khoa học Công nghệ, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đồng nai và CRC là nhằm đánh giá hiện trạng công nghệ của gần 600 doanh nghiệp đại diện cho tỉnh Đồng nai và xây dựng trang Web về cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý, hoạch định chiến lược công nghệ cho tỉnh, bộ các khu công nghiệp, phương pháp Atlas công nghệ đặc biệt được ứng dụng ở các nội dung xác định bốn thành phần công nghệ, hàm lượng công nghệ gia tăng và trình độ công nghệ. Nội dung ứng dụng phương pháp luận Atlas công nghệ cho trong dự án Đồng nai được trình bày theo sơ đồ dưới đây:

Mô phỏng ứng dụng phương pháp luận atlas công nghệ cho dự án Đồng nai

                               

 Sau khi đã có những thống nhật về các nhóm ngành điều tra, tiến hành đo lường 4 thành phần công nghệ theo các bước đã nêu ở trên. Bốn thành phần công nghệ được xác định ở cấp cơ sở tức là ở các doanh nghiệp được chọn mẫu sau đó sẽ được tổng hợp cho từng ngành theo các hệ số b mà việc xác định các hệ số b này cũng được thực hiện có cơ sở phương pháp luận thuyết phục (ý kiến chuyên gia, kết hợp mức độ đóng góp cho nền kinh tế Đồng nai của các ngành công nghiệp, giá trị gia tăng vv).

Tiến hành xác định các tiêu chí để có thể xác định môi trường công nghệ. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, so sánh, việc xác định yếu tố môi trường công nghệ được xác định ở quy mô địa phương và quy mô quốc gia.

Tiến hành phân tích, đánh giá viết báo cáo về hiện trạng công nghệ của tỉnh Đồng nai. Sử dụng các kết quả này cho các nghiên cứu triển khai về quản lý, hoạch định chiến lược về công nghệ cho tỉnh. Làm cơ sở cho những nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ như đánh giá năng lực công nghệ theo phương pháp Atlas công nghê vv..

Thực hiện việc tin học hoá công tác quản lý phát triển kết quả dự án thông qua việc xây dựng phần mềm quản lý các kết quả nghiên cứu này. Phần mềm cho phép thường xuyên cập nhật trình độ công nghệ ở cấp doanh nghiệp, cấp ngành, địa phương.

Một cách khái quát, phương pháp Atlas công nghệ được áp dụng cho dự án Đồng nai ở mức đánh giá bốn thành phần công nghệ để tiến tới đánh giá trình độ công nghệ cho các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Đồng nai. Các kết quả này được quản lý, phát triển thông qua việc xây dựng trang web về cở sở dữ liệu với phần mềm quản lý có độ hoàn thiện cao. Các bước triển khai phương pháp Atlas công nghệ đối với dự án Đồng nai được thực hiện theo các bước dưới đây.

 III. Xây dựng hệ tiêu chí, thiết kế mẫu phiếu điều tra, thiết kế thang điểm,các hệ số tính toán

Bộ phiếu điều tra phải hoàn chỉnh và phản ảnh đầy đủ bản chất, đặc tính của các thành phần công nghệ. Có hai nội dung cần đề cập trong bảng câu hỏi là câu hỏi đánh giá mức độ tinh xảo của các thành phần công nghệ, và câu hỏi đánh giá trình độ hiện đại của THIO. Về cơ bản, có thể khái quát bộ phiếu điều tra doanh nghiệp với tổng số khoảng trên 120 câu hỏi trong đó bao gồm:

·        Một số câu hỏi tổng quát về doanh nghiệp và nhu cầu công nghệ của doanh nghiệp, đây là những thông tin ban đầu cần thiết cho việc tổ chức bảo quản dữ liệu, xây dựng phần mềm quản lý, tạo cho việc hình thành một techmart trên mạng.

·        Khoảng 4x30 câu hỏi để đo lường, đánh giá bốn thành phần công nghệ ở cấp doanh nghiệp: kỹ thuật, thông tin, con người, tổ chức. Theo danh sách gần 600 doanh nghiệp mà Sở KHCN Đồng nai cung cấp, 13 ngành kinh tế đặc thù đã được phân nhóm:

1.Nông lâm nghiệp+thủy sản+CNSH

( 20 DN )

2. Khai thỏc mỏ

( 25 DN )

3. Công nghiệp chế biến thực phẩm

( 51 DN )

4. Dệt may

( 88 DN )

5. Chế biến gỗ, giấy, in xuất bản

( 48 DN )

6. Hoá chất

( 72 DN )

7. Thủy tinh gốm sứ VLXD

( 43 DN )

8. Cơ khí

( 96 DN )

9. Điện tử

( 30 DN )

10. Sản xuất đồ gỗ

( 27 DN )

11. Xây dựng

( 10 DN )

12. Điện, nước (utility)

( 05 DN )

13. Một số ngành khác

( 13 DN )

Việc hoàn thiện bộ phiếu điều tra cáp doanh nghiệp phải luôn đi kèm với việc xây dựng hệ thống các thang điểm chi tiết cho từng câu hỏi định lượng hoá các câu hỏi đánh giá theo đúng tinh thần của Atlas công nghệ để xác định trình độ hiện đại của các thành phần công nghệ.Hệ thống chỉ số b để tổng hợp, quy đổi ra kết quả cuối cùng xác định độ tinh xảo, trình độ hiện đại của bốn thành tố công nghệ được xác định thông qua phương pháp chuyên gia. Tương tự là việc xác định các hệ số b để tổng hợp xác định hàm lượng công nghệ gia tăng (TCA) và hệ số đóng góp công nghệ (TCC) của một phương tiện chuyển đổi. Phương pháp chuyên gia, cũng được sử dụng cho việc xác định này.

Sơ đồ dưới đây là một thí dụ để xác định thành phần T. Các tiêu chí như tính đồng bộ hay xuất xứ công nghệ vv, được lựa chọn để xây dựng bảng câu hỏi. Trong bảng câu hỏi, các chuyên gia sẽ đưa ra thang điểm khác nhau đối với từng tiêu chí ví dụ xuất xứ thiết bị ở Mỹ và Tây Âu, nhật bản được xếp vào thang điểm 10, còn Trung quốc chỉ được thang điểm 4. Có các câu hỏi, khi quy đổi còn phải sử dụng cả các hệ số b nhỏ kết hợp với thang điểm để xác định.

                 

Ngoài ra trong bảng phiếu điều tra, chúng tôi xây dựng thêm các cầu hỏi thuộc phạm vi ngành/địa phương, vấn đề công nghệ ở Việt nam để có thể đánh giá đầy đủ hơn về trình độ công nghệ của ngành và về môi trường công nghệ cả ở quy mô địa phương và quy mô quốc gia. Đó là tất cả các điều kiện cần để đo lường bốn thành phần công nghệ T, H, I, O, hệ số đóng góp công nghệ, xác định trình độ công nghệ ở quy mô doanh nghiệp, ngành công nghiệp, hay theo khu công nghiệp, địa bàn tỉnh Đồng nai.

 IV. Tổ chức điều tra thu thập và xử lý số liệu

Công tác điều tra thu thập số liệu sẽ được tiến hành theo các bước sau đây:

·        Hoàn thiện đầy đủ bộ phiếu điều tra,

·        CRC soạn thảo tài liệu để tập huán cho cán bộ điều tra về phương pháp và cách thức, quy trình điều tra,

·        Tiến hành điều tra thử,

·        Tiến hành tổng điều tra gần 600 doanh nghiệp,

·        Xử lý dữ liệu số liệu.

a) Hoàn thện đầy đủ bộ phiếu điều tra

Bộ phiếu điều tra được xây dựng theo các tiêu chí, yêu cầu về nội dung đã nêu ở trên. Sau khi đã thống nhất về mặt nội dung tiến hành chuyển đổi thành bộ mẫu phiếu hoàn chỉnh. Mẫu phiếu phải đảm bảo ba yêu cầu, hoàn chỉnh về nội dung, đẹp về hình thức, thuận tiện nhất cho người trả lời.

b) Soạn thảo tài liệu và tập huấn cho cán bộ điều tra

Công việc điều tra thu thập số liệu thường rất khó khăn vì thông thường những số liệu được cung cấp thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngay cả khi có các biện pháp chế tài, công việc thu thập số liệu không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vì thế, cần thiết phải trang bị cho cán bộ điều tra những kiến thức, kỹ năng cơ bản của công tác điều tra. Cán bộ CRC sau khi tham khảo các tài liệu chuyên môn cần thiết, tiến hành hội thảo chuyên đề để xây dựng tài liệu tập huấn về quy trình điều tra bộ tài liệu được hoàn chỉnh sau những lần tập huấn và điều tra thử. Trước khi tiến hành tổng điều tra bộ tài liệu về cơ bản phảI được hoàn thiện. Tài liệu tập huấn phải đảm bảo hai yêu cầu: những kỹ năng cơ bản của công tác điều tra thu thập số liệu: về cách tiếp cận, ứng xử, kỹ năng thương lượng, và những đặc tính văn hoá, xã hội, kinh tế của vùng, ngành, điều tra.

Công việc tập huấn sẽ được thực hiện làm hai đợt, đợt một cho  điều tra thử. Đợt hai cho toàn bộ các cán bộ điều tra tham gia tổng điều tra. Cán bộ tập huấn cần rút kinh nghiệm từ đơn tập huấn đầu tiên, tham khảo ý kiến của đông đảo các chuyên gia đặc biệt là các cán bộ cục thống kê những người thường xuyên tham gia các hoạt động điều tra, nhiều kinh nghiệm chuyên môn và thực tế trong công tác điều tra, kinh nghiệm rút ra từ lần điều tra thử để hoàn thiện tài liệu tập huấn điều tra.

c) Tiến hành điều tra thử

Điều tra thử được tiến hành sau khi phương pháp luận đã được hội thảo thống nhât về nội dung việc phân ngành, chọn mẫu doanh nghiệp đã được hoàn thành. Điều tra thử nghiệm không đặt nặng về kết quả mà chủ yếu là để đánh giá hoàn thiện quy trình điều tra phục vụ cho công tác tổng điều tra. Vì thế việc điều tra thử được tiến hành như sau:

Tiến hành tập huấn cho các cán bộ điều tra của CRC và các cán bộ sở ban ngành Đồng nai trực tiếp tham gia vào điều tra.

Tiến hành chọn mẫu điều tra (10% tổng số doanh nghiệp), với mức độ khó dễ khác nhau (theo đánh giá của các sở ban ngành), công ty nước ngoài, liên doanh hay trong nước.Tiến hành điều tra thử theo quy trình sau:

·        Gửi phiếu điều tra tới các doanh nghiệp và hẹn ngày gặp trao đổi trực tiếp (công việc được sở KH và CN đảm nhận)

·        Nhận lại mẫu phiếu đã trả lời (doanh nghiệp trả lời), kiểm tra các câu trả lời, tìm những thiếu sót trong bảng câu hỏi đã trả lời.

·        Cán bộ điều tra đến gặp doanh nghiệp trực tiếp (hai cán bộ và một điều tra viên), cán bộ có nhiệm vụ gặp gỡ đại diện doanh nghiệp trình bày những nội dung cơ bản của điều tra, sau đó điều tra viên sẽ gặp trực tiếp các cán bộ chức năng của doanh nghiệp để hoàn thiện các câu hỏi chưa trả lời hoặc trả lời chưa hoàn thiện.

·        Điều tra viên kiểm tra kỹ càng các số liệu thu thập bàn giao cho cán bộ phụ trách để nghiệm thu kết quả. Ghi lại những lưu ý cần thiết để rút kinh nghiệm và hoàn thiện phương pháp điều tra cho đợt tổng điều tra.

Tổng kết quá trình điều tra thử, ghi lại những kinh nghiệm cho công tác điều tra, những phát hiện, những bổ xung cần thiết cho bộ mẫu phiếu.

d) Tiến hành tổng điều tra 600 doanh nghiệp.

Cán bộ chuyên môn CRC hoàn thiện lại bộ phiếu điều tra thông qua những phản hồi từ phía doanh nghiệp. Hoàn thiện phương pháp điều tra. Tổ chức điều tra. Đợt tổng điều tra được tiến hành theo các quy trình sau:

Tập huấn cho toàn bộ cán bộ điều tra của CRC, cán bộ Sở Khoa học Công nghệ, các sở ban ngành của Đồng nai. Cán bộ CRC kết hợp với sở KH CN Đồng nai phải thoả thuận việc tổ chức điều tra: gửi phiếu, thu phiếu, liên hệ doanh nghiệp, đi lai vv.

Tiến hành tổng điều tra: Một nhóm gồm một cán bộ điều tra và một điều tra viên, cán bộ giữ vai trò liên lạc, tổ chức gặp gỡ, và nghiệm thu lần 1 phiếu điều tra sau khi công tác điều tra tại doanh nghiệp đó đã hoàn thiện. Điều tra viên trực tiếp gặp gỡ các cán bộ chức năng của doanh nghiệp, thu thập, hoàn thiện phiếu điều tra. Cán bộ quản lý CRC phụ trách chung công tác điều tra của toàn đoàn và giữ vai trò là người nghiệm thu các kết quả điều tra, đánh giá và xếp loại các phiếu điều tra.

e) Xử lý dữ liệu điều tra

Cán bộ quản lý CRC giữ vai trò nghiệm thu kết quả phiếu điều, xử lý về sở bộ các thông số mà doanh nghiệp cung cấp chưa chuẩn. Chuẩn hoá các số liệu thu thập và bàn giao kết quả cho cán bộ phụ trách về xử lý tinh các số liệu và nhập vào máy tính để có thể chuyển từ kết quả điều tra thành các kết quả đo lương T, H, I, O và các chỉ số khác.



Website này được hiển thị tốt nhất với trình duyệt Chrome, Internet Explorer.
Copyright © 2015 Bản quyền thuộc về RTTC.